Tin mẫu tin tức

Kinh nghiệm lái xe đường đèo để luôn an toàn

 Những kinh nghiệm lái xe đường đèo

 Khi lái xe đường đèo bạn cần hết sức lưu ý, do đường dốc và trơn trượt. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi lái xe đường đèo được các tài xế truyền tai nhau

 Kiểm tra xe trước khi xuất phát

 Chuẩn bị chu đáo luôn là điều cần thiết khi lái xe, đặc biệt là lái xe đường đèo.

Việc chuẩn bị tốt sẽ khiến bạn cảm giác an toàn hơn, tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Bạn cần kiểm tra: lốp, dầu phanh, đèn xe, dụng cụ dự phòng, đồ cứu hộ…và cả nhiên liệu có đầy đủ hay không. Vì trên các đoạn đường đèo dốc sẽ hiếm có chỗ tiếp nhiên liệu và sửa chữa xe.

 Nhường nhịn các xe khác

 Đường đèo thường nhỏ và hẹp mặt khác lại nhiều khúc quanh hơn đường ở địa hình bằng phẳng.

Kinh nghiệm lái xe đường đèo đặc biệt với những xe đang lên dốc mà đang muốn vượt, chúng ta hãy nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt.
Độ dốc của đường đèo hạn chế sức mạnh động cơ nên thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đi trên đường bằng.

Nhường đường cho xe khác để đảm bảo an toàn cũng như tránh việc xe bạn bị mắc kẹt trên lưng chừng đèo.

 Lái xe khi lên dốc

 Khi lái xe leo đèo,lên dốc, hãy duy trì tốc độ hợp lí với khả năng lái của mình. Hơn nữa cần tập trung quan sát các biển báo, vạch kẻ đường để luôn chủ động trước các tình huống.

Địa hình đèo núi thường bị khuất tầm nhìn, đặc biệt là ở những góc cua gắt . Vì vậy bạn hãy tập thói quen báo hiệu cho xe đi ngược chiều ở mỗi góc cua bằng đèn/còi, cũng như quan sát gương cầu (nếu có) và đi đúng làn đường

Khi lên dốc động cơ xe sẽ bị yếu và hay nóng máy. Nếu cần làm mát động cơ, hãy tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển.

>Để xe chạy không tải, nhưng không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước.

>Một cách khác để nhanh chóng làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có.

 Lái xe khi xuống dốc

 Không điều khiển xe quá nhanh khi xuống dốc để tránh việc phải sử dụng phanh hãm liên tục.
Nguyên tắc để xuống dốc là lên số nào xuống số đó, không lái xe xuống dốc nhanh hơn lên dốc.

Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Còn đối với xe số tự động, cần trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.

Việc sử dụng số thấp là để lợi dụng lực “ghì” của động cơ để duy trì tốc độ, điều này có thể làm động cơ trên xe của bạn kêu to do tốc độ vòng tua máy bị đẩy lên cao, nhưng nó đều đã nằm trong tính toán của nhà sản xuất nên bạn không cần quá lo.

Hơn nữa hãy nhớ tuyệt đối tránh việc rà phanh hay mớm phanh liên tục có thể khiến hệ thống phanh mất tác dụng do quá nóng (đối với hệ thống phanh thủy lực thông thường)
Chạy chậm
Cho dù vì bất kỳ lý do gì, bạn cũng nên lái xe chậm rai, đây cũng là kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc cần thực hiện.

Nếu chưa quen đường bạn hãy đi chậm vì sẽ chưa biết rõ chố nào sẽ là khúc cua. Nếu những xe khác phía sau hối thúc thì hãy để những xe đó vượt mặt và bạn lại tiếp tục cuộc hành trình an toàn của mình.

Hoặc nếu bạn di chuyển quá chậm ảnh hưởng đến các xe phía sau phải chậm theo thì bạn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên.

>Đặc biệt nếu đi cùng những xe có tải trọng lớn, càng cần đảm bảo an toàn.

 Đừng ôm vạch chia đường

 Đường đèo núi thường hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Khi đi đường bằng hoặc khi học lái xe, tài xế thường đi men theo vạch chia đường.
Nhưng kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo thì không nên ôm vạch chia đường. Nếu có nhiều xe di chuyển sẽ không an toàn, đặc biệt đối với xe lưu thông ngược chiều và khi vào cua mà không xử lý kịp.

 Di chuyển ở khu vực đường đèo dốc không rải nhựa

Đây là địa hình không hề lý tưởng, đặc biệt là những người non tay lái, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Lúc này bạn cần nắm rõ và thực hiện 3 quy tắc:

Theo dõi tình hình thời tiết để chuẩn bị tinh thần. Nếu trời mưa mặt đường sẽ rất xấu, bạn sẽ cần tìm nơi đỗ xe khi không tự tin vào khả năng có thể tiếp tục điều khiển xe.

Độ bám đường của bánh xe khi di chuyển trên đường không rải nhựa sẽ thấp đi, vì vậy cần đi chậm và bo cua rộng hơn .
Giữ liên hệ với người khác biết nơi sẽ đến để có thể hổ trợ kịp thời khi có rủi ro xảy ra hoặc khi bạn muốn quay đầu.
Nghỉ giữa chặng thường xuyên
Lái xe cần sự tập trung và tỉnh táo. Khi lái xe ở đường đèo thì độ tập trung càng yêu cầu rất nhiều lần.

Hơn nữa thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách nên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường với tinh thần thoải mái, sẵn sàng xử lý các vấn đề kịp thời.

 Vì vậy hãy chia nhỏ chặng đường để nghỉ ngơi tốt hơn.

Với những kinh nghiệm lái xe đường đèo ở bài viết trên, hi vọng có thể giúp ích phần nào cho các tài xế lái xe đường đèo an toàn.

Tin liên quan
Khi lái xe đường trơn, lốp dễ bị trượt, khiến xe mất kiểm soát. Một số kinh nghiệm lái xe đường trơn sau đây sẽ giúp tránh tình trạng này.
So với lái xe ban ngày, lái xe ô tô ban đêm có thời tiết mát mẻ hơn, đường sá thông thoáng hơn. Tuy nhiên lái xe ban đêm lại tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định nếu người lái chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng lái xe ban đêm.
Lái xe số sàn ở đường đông đúc trong thành phố sẽ có phần phức tạp hơn so với xe số tự động. Tuy nhiên cũng không quá khó nếu người lái biết cách phối hợp nhuần nhuyễn côn – ga – phanh phù hợp.